Hiến Pháp Là Gì

HIẾN PHÁP LÀ GI?
Hiến pháp là một phần quan trọng của nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước hợp hiến, chính quyền nhà nước được thành lập thông qua những cuộc bầu cử chân chính và có sự giới hạn quyền lực nhà nước, với mục tiêu bảo vệ quyền con ngườiỞ bài đăng này, tôi xin nói sâu về khái niệm Hiến pháp nhằm hiểu rõ hơn về Hiến pháp.

Hiến Pháp ở một số nước còn gọi là Luật Cơ Bản, hay còn được gọi là Luật Gốc, Luật Mẹ là một đạo luật cơ bản và có giá trị pháp lý cao nhất của một quốc gia, luật của tất cả các luật. Trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Hiến pháp.
Danh từ Hiến Pháp của chúng ta có cùng nghĩa với Constitution Pháp ngữ và Anh ngữ. Từ ngữ vừa kể phát xuất từ danh từ La Tinh Constitutio (thiết lập, xây dựng instituere và đặt nền tảng, fundamentum ponere).
Chúng ta dùng danh từ Constittutio của La Ngữ để nói lên Hiến Pháp là một văn kiện nền tảng, trên đó một quốc gia tương lai sẽ được xây dựng.
GS G. Sartori đưa ra định nghĩa về Hiến Pháp như sau:
"Hiến Pháp được người dân Tây Âu luôn luôn hiểu đồng nghĩa với một văn bản bảo chứng (garantismo). Ở Tây Âu, người dân đòi buộc phải có Hiến Pháp nếu muốn thiết lập Quốc Gia. Hiến Pháp đối với họ là một văn bản luật pháp nền tảng, hay một loạt các nguyên tắc cơ bản, thể hiện một thể chế tổ chức quốc gia, nhằm giới hạn mọi cách xử dụng quyền hành tự tung tự tác tùy hỷ và bảo đảm một chính quyền có giới hạn".(Giovanni Sartori, Elementi di teoria politica, III ed., Bologna, Il Mulino, 1995,18).
Trên thực tế, trong lịch sử danh từ Constitutio không phải luôn luôn có ý nghĩa là “văn bản bảo chứng ” như ý hướng của chúng ta đương thời.
     Năm 82 trước Thiên Chúa Giáng Sinh, Silla, một nhà lãnh đạo đế quốc Roma được gọi là “Dictator Reipublicae constituendae ” (nhà thống lãnh toàn quyền, nhà độc tài, để thiết lập Quốc Gia Roma (nước Cộng Hòa Roma).
 Năm 27 trước Công Nguyên (TCN), Hoàng Đế Caesar Augustus được trao cho trọn quyền để thiết lập quốc gia “ ...Reipublicae constituendae ”.
Trong bộ luật Roma, “Constitutio và Constitutiones” có nghĩa là “ Edicta và Decreta ” (Chiếu chỉ và Sắc Lệnh) của Hoàng Đế Roma ban ra.
Và trong nhiều tác phẩm của Cicero, chúng ta tìm được ý nghĩa của “Constitutio” là “hình thức, khuôn mẩu để thiết lập thành phố ”( Cicero, De Republica, I, 45,69).
Trong suốt thời Trung Cổ dấu vết của “Constitutio” mất đi biền biệt. Mãi đến thế kỷ 18 danh từ Hiến Pháp “Constitution” mới được Hoa Kỳ đưa trở lại trên đài vinh quang với Hiến Pháp Philadelphia 1787 và từ đó đến nay là từ ngữ đồng nhất cho các nước Tây Âu để nói lên Hiến Pháp là “Văn Kiện Nền Tảng của Quốc Gia”. F.A. Hayek cho đó là sự đóng góp quý báu của Hoa Kỳ cho thể chế dân chủ ( F.A. Hayek, The Constitution of Liberty, London, Routledge & Kegan, 1960,12) 
     Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789 cũng xác định một cách rõ ràng:
“Một xã hội trong đó các quyền (của người dân) không được bảo đảm và quyền hành không được phân chia tách biệt một cách xác định, xã hội đó không có Hiến Pháp” (Điều 6).
Ở phía bên kia bờ đại dương, T. Paine cũng nói lên tính cách thiết yếu của Hiến Pháp là bảo đảm quyền của người dân đối với chính quyền:
“Một Chính phủ không có Hiến Pháp cũng như quyền lực không có (không bị) quyền hạn (kiểm soát), (power without right) ” (T. Paine, Rights of Man, C. IV. On Constitutions , in basic Writings, New York, Wiley Books Co., 1942, 117).
Nếu trong bài nói về Quốc Hội chúng ta đã xác định rằng Anh quốc là quốc gia đã có phần đóng góp lớn lao vào việc hình thành thể chế Quốc Hội hiện đại, qua những điều kiện mà người Anh đã đặt được điều kiện với Vua “Nhà Vua ở trong Quốc Hội”, thì trái lại đối với Hiến Pháp hiện đại của chúng ta Anh Quốc không phải là quốc gia có công trạng đáng kể. 
Trong khi Hoa Kỳ, Pháp và các Quốc Gia Hiến Pháp trị của Âu Châu coi Hiến Pháp là những đạo luật hoặc nguyên tắc nền tảng (normes et principes) để bảo vệ người dân, đối đầu với chính quyền bằng những thành ngữ “Chính quyền không được…”, thì Anh quốc không viết ra Hiến Pháp một cách rõ ràng để bắt buộc chính quyền. 
Nói như vậy không có nghĩa là người Anh không có Hiến Pháp. Có lẽ chúng ta nên nói là ngưới Anh không viết ra Hiến Pháp thành văn bản duy nhất làm nền tảng cho cuộc sống quốc gia như Hoa Kỳ hay các quốc gia Âu Châu khác thì đúng hơn. Bởi lẽ các văn kiện chúng ta đã có địp đọc qua khi chúng ta bàn đến Quốc Hội, mỗi văn kiện đòi hỏi quyền của người Anh là những điều khoản của Hiến Pháp Hoa Kỳ, Pháp, Đức hay Ý được tách rời ra ( Magna Carta, Confirmations Acts 1610-1628, Habeas Corpus Act 1679, Bill of Rights , Mutiny Act 1689, Mutiny Act 1689, Toleration Act 1689, Act of settlement 1701..).
Người Anh không viết ra hết trên giấy trắng mực đen những gì họ muốn quốc gia họ thực thiện vì họ tin vào giá trị của luật lệ và sự thành tín đối với nhau.
Trái lại những quốc gia Âu Châu khác, với kinh nghiệm ê chề máu và nước mắt đối với các chế độ độc tài của các bạo chúa trong quá khứ, họ chỉ có thể an tâm nếu có được một Hiến Pháp “viết ra một cách đằng tả ” bảo đảm cho họ. Dù sao, tin vào “Rule of Law” của người Anh và sự thành tín hay vào Hiến Pháp bằng giấy trắng mực đen cũng cùng nói lên một mục đích:
“Hiến Pháp là một văn kiện bảo chứng... nhằm giới hạn mọi cách hành xử quyền hành tự tung tự tác tùy hỷ và bảo đảm một chính quyền có giới hạn” (G. Sartori, op.cit., id.)
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia quy định về những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức bộ máy nhà nước. Hiến pháp là một văn bản tổ chức đời sống chính trị của một đất nước. Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội rường cột của đất nước, đặt nền tảng pháp lý cho một quốc gia. Do đó Hiến pháp là cơ sở của hệ thống pháp luật của nhà nước. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp, không được mâu thuẫn với Hiến pháp.
Theo GS-TS Cao Huy Thuần, Hiến Pháp là một văn bản không phải của chính quyền mà là của dân chúng tạo ra một chính quyền. Và một chính quyền không có Hiến Pháp là một chính quyền không có luật.
Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều Hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Các thực thể phi chính trị, dù hợp thể hay không, cũng có hiến pháp. Các thực thể này gồm các đoàn thể và các hội tình nguyện.
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó.
Hiến pháp là một tập hợp các nguyên tắc cơ bản hoặc tiền lệ theo đó điều chỉnh  và thành lập một bộ máy nhà nước. Những quy tắc cùng nhau tạo nên, cấu thành những thực thể. Khi những nguyên tắc này được viết ra thành một tài liệu duy nhất, hoặc thiết lập các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản đó có thể nói là hiện thân của một bản hiến pháp; nếu chúng được viết ra trong một tài liệu toàn diện duy nhất, nó được cho là hiện thân của một hệ thống hóa hiến pháp.
Theo một định nghĩa khác được đăng trên trang:http://www.teara.govt.nz/en/constitution/page-1 được ghi bằng tiếng Anh, dịch nghĩa:
Hiến pháp của một quốc gia là tập hợp các quy tắc chi phối như thế nào một chính phủ có thể thực thi quyền lực công cộng. Một hiến pháp xác định ai hoặc tổ chức phải thực hiện quyền lực và làm thế nào họ nên làm điều đó. Chính quyền thường là lực lượng cưỡng chế mạnh nhất trong một quốc gia, do đó, các quy tắc về cách chính phủ nên thực hiện quyền lực là rất quan trọng.
Trong một nền dân chủ, mục đích của hiến pháp là để ngăn ngừa chính phủ lạm dụng quyền lực của mình trên dân của một quốc gia, và để đảm bảo rằng các chính phủ thực hiện sức mạnh của mình như những người muốn. Điều này có thể phức tạp, như những người khác sẽ không đồng ý như thế nào một chính phủ nên thực hiện quyền lực của mình.



SHARE THIS

Author:

Previous Post
First