10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HIẾN PHÁP
HOA KỲ
1. Bản Hiến Pháp gốc chưa có Tuyên Ngôn Nhân
Quyền (Bill of Right)
Vào cuối phiên họp, dân
biểu George Mason của bang Virginia đã đưa ra kiến nghị bổ sung các quy định
liên quan đến quyền hiến định của công dân Hoa Kỳ vào bản Hiến pháp. Tuy nhiên,
vì nhiều lý do về mâu thuẫn giữa những học giả ủng hộ thuyết liên bang (Federalist) và
chống thuyết liên bang (Anti-Federalist) cũng như thời hạn ít ỏi còn lại dành
cho Hội Nghị Lập Hiến mà đề nghị của ông đã bị gác lại.
Các
học giả ủng hộ thuyết liên bang cho rằng việc quy định quá chi tiết các nội
dung trong Hiến Pháp là không cần thiết khi mà công dân Hoa Kỳ và chính quyền
tiểu bang đương nhiên được nắm giữ những quyền mà chính phủ liên bang không
được giao. Tuy nhiên, các học giả chống thuyết liên bang quan niệm rằng quyền
của công dân Hoa Kỳ và những giới hạn chặt chẽ đối với chính phủ liên bang được
ghi nhận hiến định mới là cơ sở vững chắc cho một nền dân chủ mới.
Đến năm 1791, dân biểu nổi tiếng James Madison,
với ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng của George Mason, đã giới thiệu hơn 17 dự
thảo Tu chính án, 10 trong đó số đó chính thức trở thành những Tu chính án đầu
tiên của Hiến Pháp Hoa Kỳ với tên gọi chung Tuyên Ngôn Nhân Quyền.
2. Ba đại biểu đã từ chối ký vào Hiến pháp
Edmund Randolph từ bang Virginia như George
Mason, cho rằng Hiến pháp sẽ khó có thể được chấp thuận bởi nhân dân tại các
bang, và vì vậy từ chối ký bản Hiến Pháp.
Dân biểu Elbridge Gerry từ Massachusetts thậm
chí có phần bi quan hơn khi cho rằng việc chấp thuận bản Hiến Pháp có thể làm
nổ ra một cuộc nội chiến.
Riêng George Mason đã tự mình liệt kê 16 phản
biện đối với bản thảo cuối cùng của bản Hiến Pháp, trong đó có đề cập đến sự
vắng mặt của một Tuyên ngôn nhân quyền và một biện pháp nhằm lập tức bãi bỏ
việc buôn bán nô lệ. Nhìn chung ông cho rằng Hiến Pháp vẫn chưa làm đủ để có
thể bảo vệ tốt nhất quyền của công dân.
3. Rhode Island không tham dự Hội nghị
Trong số 13 bang đầu tiên, chỉ có tiểu bang
Rhode Island không có đại biểu có mặt tại Hội nghị Philadelphia. Tiểu bang nhỏ
nhất trong Liên minh đã tẩy chay Hội nghị vì tin rằng chính quyền trung ương
mới được hình thành sẽ làm yếu đi quyền lực của mình. Năm 1788, cư dân tiểu
bang này đã phủ quyết việc phê chuẩn Hiến pháp trong cuộc trưng cầu dân ý với
số lượng áp đảo.
Phải đến ngày 29/5/1790, Rhode Island trở thành
tiểu bang cuối cùng trong số 13 tiểu bang phê chuẩn; nhưng với tỷ lệ sát sao 34
phiếu thuận, 31 phiếu chống; ngày nay được biết đến với tên chính thức là tiểu
bang Rhode Island và Providence Plantations.
4. Hiến pháp ngắn nhất thế giới
Chỉ với 7 điều và 27 tu chính án, Hiến pháp Hoa
Kỳ là bản hiến pháp ngắn nhất so với bất kì quốc gia nào có chủ quyền trên thế
giới. Ngược lại, Hiến pháp Ấn Độ là bản hiến pháp dài nhất thế giới với 395
điều và 94 tu chính án.
5. Có lỗi ngữ pháp trong bản Hiến Pháp
Nhân vô thập toàn. Bản dự thảo ban đầu của Hiến
pháp xuất hiện rải rác những lỗi chính tả và ngữ pháp. Một trong số đó có thể
kể đến từ “Pennsylvania” bị viết thành “Pensylvania” ở mục liệt kê chữ ký; từ
“choose” được phiên âm thành “chuse” trong toàn văn bản. Việc bổ sung Tuyên
Ngôn Nhân Quyền sau này đã bao gồm cả việc đảm bảo ngữ pháp theo chuẩn Anh
quốc.
6. Rất nhiều sửa đổi đã được kiến nghị
Kể từ khi được ký kết,
gần 11000 sửa đổi đã được đề xuất bổ sung vào Hiến Pháp. Trong đó đến 500 kiến
nghị yêu cầu thay đổi việc bầu cử Tổng thống gián tiếp thông qua hệ thống Cử
tri đoàn (Electoral Colledge).
7. Chúa và dân chủ chưa được đề cập
Khi mà hai từ này ngày
nay rất phổ biến đối với công dân Hoa Kỳ, cả “Chúa” lẫn khái niệm “Dân Chủ” đều
không chưa được đề cập đến trong bản Hiến pháp. Mối liên hệ gần nhất với “Chúa”
trong văn kiện chỉ có thể tìm thấy ở phần liệt kê ngày phê chuẩn tại Điều VII “…trong năm của Đức Ngài.” (“…in the Year of our Lord.”).
8. Những nhân vật nổi tiếng không xuất hiện
Suốt quá trình diễn ra
Hội nghị, những Nhà Lập Quốc tiêu biểu đã vắng mặt. Thomas Jefferson (nhà soạn thảo chính của Tuyên
Ngôn Độc Lập, tổng thống đời thứ ba của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ) và
John Adams (Tổng thống đời thứ hai)
đang ở châu Âu. Samuel Adams (Triết gia chính trị và chính khách – nổi tiếng với tư tưởng quyền
tự do trang bị vũ trang của công dân Hoa Kỳ, được ghi nhận trong Tu chính án
thứ 2). John Hancock và Patrick Henry (chính khách danh tiếng tại Hoa Kỳ, đặc biệt được nhớ đến với trích
dẫn “Give me liberty, or give me death!”) từ chối tham dự.
9. Chính khách cao tuổi nhất tham gia ký vào
Hiến pháp
Ở tuổi 81, Benjamin Franklin là đại biểu lớn
tuổi nhất tại Hội nghị. Do sức khỏe kém, Franklin đã phải nhờ đến sự trợ giúp
để có thể ký tên mình vào bản Hiến pháp. Ông đã qua đời ba năm sau đó.
10. Bản Hiến pháp lâu đời nhất còn tồn tại
Có tuổi đời lên đến con số 228 tính đến thời
điểm hiện tại, Hiến pháp Hoa Kỳ được nhiều người xem là bản Hiến pháp lâu đời
nhất còn tồn tại hiện nay. Được phê chuẩn vào năm 1789, đối thủ cạnh tranh có
vị trí theo sát nó có thể kể đến Hiến pháp của Na-uy (1814) và Bỉ (1831).