Hiến Pháp Đại Hàn Dân Quốc 1987
Chương VI:
TÒA ÁN HIÉN PHÁP
Điều 111
(1) Tòa án Hiến pháp có thẩm quyền về các vụ việc sau:
1) Tính hợp hiến của luật theo đề nghị của các tòa án;
2) Đàn hạch;
3) Giải tán một chính đảng;
4) Tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cơ
quan nhà nước với chính quyền địa phương, và giữa các cơ quan nhà nước địa
phương, và
5) Các vụ việc liên quan đến Hiến pháp do luật định.
(2) Tòa án Hiến pháp có chín thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm và
phải đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thẩm phán.
(3) Trong số các thẩm phán được quy định tại đoạn (2), ba người
được bổ nhiệm trong số những người được Quốc hội lựa chọn, và ba người do Chánh
án Tòa án Tối cáo đề cử.
(4) Tổng thống bổ nhiệm người đứng đầu Tòa án Hiến pháp từ một
trong số các thẩm phán với sự chấp thuận của Quốc hội.
Điều 112
(1) Nhiệm kỳ thẩm phán của Tòa án Hiến pháp là sáu năm có thể được
tái bổ nhiệm theo các điều kiện do luật định.
(2) Các thẩm phán Tòa án Hiến pháp không được tham gia vào bất kỳ
chính đảng nào hay tham gia vào các hoạt động chính trị.
(3) Thẩm phán Tòa án Hiến pháp không thể bị bãi miễn trừ trường
hợp bị đàn hạch hoặc bị kết án phạt tù không kèm bắt buộc lao động hoặc hình
phạt nặng hơn.
Điều 113
(1) Để ra một phán quyết tại Tòa án Hiến pháp về tính bất hợp hiến
của một đạo luật, quyết định đàn hạch, quyết định giải tán một chính đảng hoặc
ra các quyết định chung quyết về các vụ việc liên quan đến Hiến pháp, phải có
mặt đồng thời của ít nhất sáu thẩm phán.
(2) Trong khuôn khổ luật định, Tòa án Hiến pháp có thể xây dựng
các quy định về thủ tự làm việc, kỷ luật nội bộ và các quy định về các vấn đề
hành chính của tòa án.
(3) Tổ chức, chức năng và các vấn đề cần thiết khác của Tòa án
Hiến pháp sẽ do luật định.