Hiến Pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 1982 - Tự Quản Địa Phương

Hiến Pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 1982

CHƯƠNG 3
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
PHẦN THỨ NĂM
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CHÍNH PHỦ NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 95. Sắp xếp và tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương, chính phủ địa phương
Các Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Huyện, Thị, Khu trực thuộc Tỉnh, Hương, Hương dân tộc, Trấn thành lập Đại hội Đại biểu nhân dân và Chính phủ nhân dân địa phương.
Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương và tổ chức chính phủ nhân dân các cấp địa phương do pháp luật quy định.
Khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thành lập các cơ quan tự trị. Tổ chức của cơ quan tự trị và công tác của cơ quan này do pháp luật quy định theo nguyên tắc cơ bản quy định tại Phần thứ 5, Phần thứ 6 Chương 3.
Điều 96. Tổ chức Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương
Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Đại hội Đại biểu nhân dân từ cấp Huyện trở lên thành lập Uỷ ban thường vụ.
Điều 97. Bầu cử Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương
Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, thành phố thành lập Khu và Thành phố thuộc tỉnh do Đại hội Đại biểu nhân dân cấp dưới bầu cử. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, thành phố không thành lập Khu, Khu trực thuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn do nhân dân bầu cử trực tiếp.
Tỷ lệ đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương và số đại biểu phát sinh do pháp luật quy định.
Điều 98. Nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương
Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, thành phố thành lập Khu có nhiệm kỳ 5 năm. Đại hội Đại biểu nhân dân Huyện, thành phố không thành lập Khu, Khu trực thuộc thành phố, Hương, Hương dân tộc, Trấn có nhiệm kỳ 3 năm.
Điều 99. Chức năng quyền hạn Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương
Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương hoạt động trong phạm vi khu vực hành chính, bảo đảm việc tuân thủ và chấp hành Hiến pháp, pháp luật, văn bản pháp quy hành chính trên cơ sở quyền hạn do pháp luật quy định, thông qua và ban hành các quyết định, thẩm tra và quyết định kế hoạch xây dựng các công trình công cộng, xây dựng kinh tế, văn hoá địa phương.
Đại hội Đại biểu nhân dân từ cấp huyện trở lên thẩm tra và phê chuẩn báo cáo tình hình dự toán và thi hành kế hoạch phát triển xã hội, kinh tế quốc dân và các dự toán khác trong
phạm vi hành chính địa phương, có quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết định không phù hợp của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.
Đại hội Đại biểu nhân dân Hương dân tộc có quyền sử dụng các biện pháp cụ thể phù hợp với đặc điểm dân tộc theo quy định của pháp luật.
Điều 100. Ban hành các văn bản pháp quy mang tính địa phương
Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân có quyền ban hành các văn bản pháp quy mang tính địa phương nhưng không trái với Hiến pháp, pháp luật và văn bản pháp quy hành chính, chuẩn bị các đề án để báo cáo với Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc.
Điều 101. Quyền hạn Đại hội đại biểu nhân dân địa phương trong việc bầu cơ quan Hành chính địa phương
Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương có quyền bầu và bãi miễn chính phủ nhân dân cùng cấp như Chủ Tịch tỉnh, Phó Chủ Tịch tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố, Chủ tịch huyện, Phó Chủ tịch huyện, Chủ Tịch khu, Phó Chủ Tịch khu, Hương trưởng, Phó Hương trưởng, Trấn trưởng, Phó Trấn trưởng.
Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên có quyền bầu cử và quyền bãi miễn Chánh án Toà án nhân dân, và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, khi bầu hoặc bãi miễn Chánh án Toà án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải báo cáo lên Chánh án Toà án nhân dân và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên và được Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Điều 102. Quyền bãi miễn và giám sát của Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương
Đại hội Đại biểu nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc, Thành phố thành lập Khu chịu sự giám sát của đơn vị bầu cử đó; Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện, Thành phố không xây dựng Khu, Khu trực thuộc, Hương, Hương dân tộc, Trấn chịu sự giám sát của cử tri.
Đơn vị bầu cử và cử tri Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương có quyền bãi miễn đại biểu do họ bầu ra theo trình tự và quy định của pháp luật.
Điều 103. Tổ chức, địa vị và sự ra đời của Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân địa phương
Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên bao gồm: Chủ nhiệm, một số Phó Chủ nhiệm, một số Uỷ viên, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.
Đại hội Đại biểu nhân dân cấp Huyện trở lên có quyền bầu và bãi miễn Uỷ ban thường vụ và các thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.
Thành viên Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên không được đảm nhận chức vụ cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát.
Điều 104. Chức năng, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân địa phương
Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cấp huyện trở lên thảo luận, quyết định các công việc quan trọng trên các phương diện trong phạm vi khu vực hành chính địa phương; giám sát công tác chính phủ nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; huỷ bỏ các quyết định và mệnh lệnh không phù hợp của chính phủ nhân dân cùng cấp; hủy bỏ
quyết định không phù hợp của Đại hội Đại biểu nhân dân cấp dưới; có quyền bãi nhiệm công chức cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật; trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân không họp, có quyền bãi miễn và bầu bổ sung các đại biểu Đại hội Đại biểu nhân dân cấp đó.
Điều 105. Tổ chức, địa vị và chế độ trách nhiệm của chính phủ địa phương
Chính phủ nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp địa phương, là cơ quan hành chính nhà nước cấp địa phương.
Chính phủ nhân dân các cấp địa phương thực hiện chế độ Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch thành phố, Chủ tịch Huyện, Chủ tịch khu, Hương trưởng, Trấn trưởng chịu trách nhiệm.
Điều 106. Nhiệm kỳ của chính phủ địa phương
Chính phủ nhân dân các cấp địa phương có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân các cấp địa phương.
Điều 107. Chức năng, quyền hạn của chính phủ địa phương
Chính phủ nhân dân từ cấp Huyện trở lên có quyền hạn do pháp luật quy định, quản lý các công tác hành chính, kinh tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, vệ sinh, sự nghiệp thể chất, quy hoạch xây dựng thành phố, thị trấn, tài chính, dân chính, công an, sự nghiệp dân tộc, hành chính tư pháp, kiểm sát, sinh đẻ kế hoạch… của khu vực hành chính đó. Ban hành các quyết định và mệnh lệnh miễn nhiệm, bồi dưỡng, sát hạch và thưởng phạt công nhân viên chức.
Chính phủ nhân dân Huyện, Hương dân tộc, Trấn chấp hành quyết định của Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và các quyết định, mệnh lệnh của cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên, quản lý công tác hành chính của địa phương.
Chính phủ nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc quyết định quy hoạch, phân định địa giới hành chính Hương, Hương dân tộc và Trấn.
Điều 108. Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương và chính phủ địa phương các cấp
Lãnh đạo chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên phụ trách công tác các bộ phận của chính phủ nhân dân cấp dưới, có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không phù hợp của các bộ phận trực thuộc và chính phủ nhân dân cấp dưới.
Điều 109. Địa vị và chức năng quyền hạn của cơ quan kiểm toán thuộc chính phủ địa phương
Chính phủ nhân dân địa phương từ cấp huyện trở lên thành lập cơ quan kiểm toán. Cơ quan kiểm toán địa phương có quyền giám sát kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước chính phủ nhân dân cấp đó và cơ quan kiểm toán cấp trên.
Điều 110. Mối quan hệ giữa chính phủ địa phương với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp và chính phủ cấp trên
Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp. Chính phủ nhân dân cấp huyện trở lên trong thời gian Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân cùng cấp.
Chính phủ nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước chính phủ nhân dân cấp trên. Chính phủ nhân dân các cấp địa phương trong cả nước đều do cơ quan hành chính nhà nước là Quốc vụ viện thống nhất lãnh đạo và phục tùng sự quản lý của Quốc Vụ viện.
Điều 111. Uỷ ban dân cư và Uỷ ban thôn dân
Thành phố và nông thôn căn cứ theo khu vực cư trú của cư dân thiết lập Uỷ ban dân cư hoặc Uỷ ban thôn dân là tổ chức tự trị có tính quần chúng cơ sở. Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và Uỷ viên của Uỷ ban cư dân, Uỷ ban dân thôn do cư dân bầu cử. Uỷ ban cư dân, Uỷ ban thôn dân có mối quan hệ lẫn nhau giữa chính quyền cơ sở do pháp luật quy định.
Uỷ ban cư dân và Uỷ ban thôn dân thành lập các Uỷ ban Giải phóng nhân dân, Vệ sinh trị an, Vệ sinh công cộng., xử lý các công việc và sự nghiệp công ích của cư dân địa phương, hoà giải tranh chấp nhân dân, giúp đỡ duy trì trật tự trị an, và nêu các đề nghị, yêu cầu, ý kiến phản ánh của quần chúng đối với chính phủ nhân dân.



SHARE THIS

Author:

Previous Post
Next Post