Hiến Pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 1982 - Tư Pháp

Hiến Pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 1982

CHƯƠNG 3
PHẦN THỨ BẢY
TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Điều 123. Cơ quan xét xử
Toà án nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan xét xử của nhà nước.
Điều 124. Các cấp, tổ chức và nhiệm kỳ của Toà án nhân dân
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân các cấp địa phương, các Toà chuyên môn và Toà quân sự.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, không được giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ.
Tổ chức của Toà án nhân dân do pháp luật quy định.
Điều 125. Nguyên tắc xét xử công khai và nguyên tắc biện hộ
Toà án nhân dân trong khi xét xử vụ án, ngoài trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, phải tiến hành xét xử công khai. Bị cáo có quyền biện hộ.
Điều 126. Quyền xét xử độc lập
Toà án nhân dân có quyền xét xử độc lập theo quy định của pháp luật, không chịu sự can thiệp của cơ quan hành chính, đoàn thể xã hội, cá nhân.
Điều 127. Mối quan hệ giữa cơ quan xét xử các cấp
Toà án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất.
Toà án nhân dân tối cao giám sát toà án nhân dân địa phương các cấp và công tác xét xử của toà chuyên môn, toà án nhân dân cấp trên giám sát công tác xét xử của toà án nhân dân cấp dưới.
Điều 128. Mối quan hệ giữa Toà án và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc
Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Toà án nhân dân các cấp địa phương chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước thành lập ra.
Điều 129. Cơ quan giám sát pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cơ quan giám sát pháp luật của nhà nước.
Điều 130. Các cấp, tổ chức và nhiệm kỳ của Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân các cấp của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương các cấp và Viện kiểm sát quân sự.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm kỳ trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, giữ chức vụ liên tiếp không quá 2 nhiệm kỳ.
Tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân do pháp luật quy
định.
Điều 131. Quyền kiểm sát độc lập
Viện kiểm sát nhân dân có quyền giám sát độc lập theo quy định của pháp luật, không chịu sự can thiệp của cơ quan hành chính, đoàn thể xã hội và cá nhân.
Điều 132. Mối quan hệ giữa cơ quan kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát cao nhất.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Viện kiểm sát chuyên môn, Viện kiểm sát nhân dân cấp trên lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.
Điều 133. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Đại hội Đại biểu nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân và Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền lực nhà nước lập ra và Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.
Điều 134. Ngôn ngữ tố tụng
Công dân các dân tộc thiểu số đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để tham gia tố tụng. Người của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân tham gia tố tụng nếu như không thông thạo ngôn ngữ địa phương phải có phiên dịch.
Khu vực cư trú của dân tộc thiểu số hoặc khu vực cư trú của nhiều dân tộc thiểu số thì dùng ngôn ngữ thông dụng của địa phương để xét xử; quyết định khởi tố, bản án phán quyết, bố cáo hoặc các văn bản khác cần căn cứ vào nhu cầu trên thực tế để sử dụng một ngôn ngữ địa phương hoặc mấy loại văn tự khác nhau.
Điều 135. Nguyên tắc phân công và chế ước giữa các cơ quan tư pháp
Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan công an xử lý các vụ án hình sự phải phân công trách nhiệm, phối hợp lẫn nhau, chế ước lẫn nhau bảo đảm chấp hành pháp luật chính xác, có hiệu quả.



SHARE THIS

Author:

Previous Post
Next Post