Những Điều Cần Biết Về Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ 1787


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HIẾN PHÁP HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ 1787
Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đề ra những bộ luật cơ bản của quốc gia. Hiến pháp thiết lập nên hình thức chính phủ quốc gia và xác định quyền và các quyền tự do của nhân dân Mỹ. Trong đó cũng nêu ra các mục tiêu của chính phủ quốc gia và các biện pháp để đạt được các mục tiêu đó. Trước đó, các nhà lãnh đạo quốc gia đã thành lập một liên minh các bang theo các Điều khoản Hợp bang. Nhưng Quốc hội được thành lập theo Các điều khoản này thiếu quyền lực để các bang hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề của quốc gia.
Sau khi các bang giành độc lập trong Chiến tranh Cách mạng (1775-1783), họ phải đối mặt với tất cả những vấn đề của chính phủ thời bình. Các bang phải bảo vệ luật pháp và trật tự, thu thuế, trả khoản nợ công lớn, và điều tiết hoạt động thương mại giữa các bang. Họ cũng phải giải quyết vấn đề các bộ lạc người da đỏ và đàm phán với các chính phủ khác. Những chính khách hàng đầu như George Washington và Alexander Hamilton bắt đầu bàn đến sự cần thiết phải xây dựng một chính phủ quốc gia vững mạnh theo một hiến pháp mới. Hamilton đã giúp tổ chức đại hội lập hiến họp ở Philadelphia, bang Pennsylvania, năm 1787 để sửa đổi các Điều khoản Hợp bang. Nhưng thay vào đó, đa số các đại biểu tại Đại hội đã quyết định soạn thảo một kế hoạch mới của chính phủ, tức là Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hiến pháp không chỉ thành lập nên một liên hiệp các bang mà còn lập ra một chính phủ thực thi quyền lực của mình trực tiếp đối với tất cả công dân. Hiến pháp định ra các quyền cho chính phủ quốc gia. Ngoài ra, nó bảo vệ các quyền dành cho các bang và quyền của mọi cá nhân.

BỘ LUẬT TỐI CAO CỦA ĐẤT NƯỚC
Hiến pháp gồm lời nói đầu, 7 điều, và 27 điều bổ sung sửa đổi. Nó thiết lập nên một hệ thống liên bang thông qua việc phân chia quyền lực giữa chính phủ quốc gia và chính quyền bang. Nó cũng lập ra một chính phủ quốc gia cân bằng thông qua việc phân chia quyền lực giữa ba ngành độc lập – hành pháp, lập pháp và tư pháp. Ngành hành pháp, tức là Tổng thống, thực thi luật pháp quốc gia; ngành lập pháp, tức là Quốc hội, đề ra luật quốc gia; và ngành tư pháp, tức là Tòa án Tối cao và các tòa án liên bang khác, áp dụng và vận dụng luật khi phán quyết các tranh chấp về pháp lý tại các tòa án liên bang. Các quyền lực liên bang được nêu trong Hiến pháp bao gồm quyền thu thuế, tuyên bố chiến tranh và điều tiết thương mại giữa các bang và với nước ngoài. Ngoài những quyền đại diện hay quyền hạn xác định này (những quyền được nêu trong Hiến pháp), chính phủ quốc gia còn có các quyền ngụ ý (những quyền được hàm ý một cách hợp lý từ các quyền đại diện). Những quyền lực ngụ ý này giúp chính phủ đối phó với những yêu cầu thay đổi của quốc gia. Ví dụ, Quốc hội không có quyền được phân bổ cụ thể nào về in tiền giấy. Nhưng quyền đó được ngụ ý trong các quyền đại diện về vay mượn và đúc tiền.
Trong một số trường hợp, chính quyền quốc gia và chính quyền bang có những quyền trùng lặp nhau, tức là chính quyền cả hai cấp đều có thể hành động. Luật của chính quyền quốc gia là tối cao trong trường hợp có xung đột. Những quyền mà Hiến pháp không trao cho chính quyền quốc gia hay cấm đối với các bang được gọi là quyền dành riêng và thuộc về người dân hoặc các bang. Quyền của bang bao gồm quyền làm luật về ly dị, kết hôn, và các trường công. Quyền dành cho người dân bao gồm quyền sở hữu tài sản và được xét xử bởi một bồi thẩm đoàn.
Tòa án Tối cao có quyền lực cuối cùng trong vận dụng Hiến pháp. Nó có thể bỏ qua bất kỳ luật nào của liên bang, bang hay địa phương khi đa số thẩm phán cho rằng luật đó xung đột với bất kỳ nội dung nào của Hiến pháp.
NHU CẦU CẦN CÓ HIẾN PHÁP
Chính phủ mới được thành lập theo các Điều khoản Hợp bang không đủ mạnh để lãnh đạo quốc gia mới. Ví dụ, nó không có ngành hành pháp và hệ thống các tòa án quốc gia. Nó không thể điều tiết thương mại giữa các bang hay đánh thuế các bang hay người dân. Nó chẳng qua chỉ là một tập hợp các đại diện của 13 bang độc lập.
Năm 1783, sau Chiến tranh Cách mạng, cả nước Mỹ bước vào một giai đoạn bất ổn về tình hình thương mại và chính trị. Alexander Hamilton và những người ủng hộ ông lẽ ra có thể có đôi chút thành công trong việc vận động xây dựng một hiến pháp mới nếu như tình hình tốt hơn. Một số sử gia có lẽ đã tô vẽ những khó khăn của nền cộng hòa non trẻ bằng những gam màu quá ảm đạm. Nhưng rõ ràng là tình hình trở nên tồi tệ hơn sau năm 1783. Mỗi bang hành động gần như một quốc gia độc lập. Mỗi bang điều hành công việc của mình theo lợi ích của mình mà không quan tâm đến nhu cầu của nền cộng hòa. Các bang lưu hành hàng chục đồng tiền khác nhau, hầu hết các đồng tiền này có giá trị rất nhỏ. Các bang láng giềng đánh thuế hàng nhập khẩu của nhau. Anh quốc từ chối nối lại các kênh thương mại vốn từng giúp các thuộc địa này phát triển kinh tế rất nhiều. Các cơ quan lập pháp của bang từ chối không trả những khoản nợ trong Chiến tranh Cách mạng. Nhiều bang thông qua các bộ luật giúp con nợ thoát khỏi nghĩa vụ trả nợ.
Tệ hại nhất là một số người bắt đầu nghĩ đến việc cầm lấy vũ khí một lần nữa để giải quyết các vấn đề của mình. Ở miền Tây bang Massachusett s năm 1786, hàng trăm nông dân đã đi theo Đại úy Danel Shays nổi loạn chống chính quyền bang. Quân đội bang cuối cùng đã dẹp được cuộc nổi loạn của Shays. George Washington và các nhà lãnh đạo khác tự hỏi liệu có phải các thuộc địa đã nổi loạn chống lại Anh quốc mà chẳng mang lại một kết quả nào. Họ cảm thấy đã đến lúc chấm dứt những rắc rối này và thiết lập hòa bình, kỷ cương bằng cách lập ra một chính phủ quốc gia mới. Chính phủ mới này sẽ phải đủ vững mạnh để có được sự tuân thủ trong nước và sự tôn trọng ở nước ngoài.
Đại diện của năm bang đã họp ở Annapolis, bang Maryland, năm 1786. Họ đề xuất các bang cử ra các đại biểu đi họp ở Philadelphia và xem xét việc sửa đổi các Điều khoản Hợp bang. Đại hội nhất trí với đề xuất này và đề nghị mỗi bang chọn các đại biểu đi dự Đại hội Lập hiến.
ĐẠI HỘI LẬP HIẾN
Đại hội dự kiến khai mạc ngày 14/5/1787. Nhưng có quá ít trong số 55 đại biểu đến Philadelphia vào ngày hôm đó. Cuối cùng vào ngày 25/5, Đại hội đã chính thức khai mạc tại Hội trường Độc lập. Mười hai bang đã đáp lại lời mời dự Đại hội. Rhode Island từ chối cử đại biểu vì không muốn chính phủ quốc gia can thiệp vào công việc của Rhode Island.
Trong số 55 đại biểu, 39 người đã ký vào Hiến pháp Hoa Kỳ ngày 17/9/1787. Một trong số đó là John Dickinson từ bang Delaware đã rời Đại hội nhưng nhờ một đại biểu khác là George Read ký hộ. William Jackson, thư ký của Đại hội, đã chứng kiến việc ký kết. Các đại biểu gồm cả những người từng trải và yêu nước nhất của nền cộng hòa mới. George Washington là Chủ tịch của Đại hội. Benjamin Franklin ở tuổi 81 đã tham dự với tư cách là Đại biểu của bang Pennsylvania. Nhân vật xuất chúng Alexander Hamilton đại diện cho New York. James Madison của bang Virginia đã nhận danh hiệu “Cha đẻ của Hiến pháp” nhờ những bài diễn văn, các cuộc thương thuyết và những nỗ lực thỏa hiệp của ông. Madison đã phát biểu với các đại biểu rằng họ đang xem xét một kế hoạch sẽ quyết định mãi mãi vận mệnh của chính phủ cộng hòa”. Ông đã ghi lại những cuộc tranh luận và các quyết định của đại biểu.
Những người khác cũng liên quan nhiều đến việc soạn thảo Hiến pháp là John Dickinson, Gouverner Morris, Edmund Randolph, Roger Sherman, James Wilson và George Wythe. Morris có lẽ là đại biểu có ảnh hưởng nhất sau Madison và Washington. Ông được giao nhiệm vụ tổng hợp tất cả các nghị quyết và quyết định của Đại hội thành văn bản hoàn chỉnh. Morris thực sự là người “chấp bút” cho Hiến pháp. Bản gốc của văn kiện này hiện lưu giữ tại Viện Lưu trữ Quốc gia ở Washington, D.C.
Một số nhân vật quan trọng thời đó không tham dự Đại hội. John Adams và Th omas Jeff erson vắng mặt do đi nước ngoài làm một số nhiệm vụ khác của chính phủ. Samuel Adams và John Jay không được bang của mình cử làm đại biểu. Patrick Henry từ chối sau khi được cử vì ông chống lại việc trao thêm quyền cho chính phủ quốc gia. Ba thành viên hàng đầu của đại hội – Elbridge Gerry, George Mason và Edmund Randolph – từ chối không ký vào Hiến pháp vì họ bất đồng với một số nội dung trong đó.
Bối cảnh của hiến pháp. Các đại biểu dự Đại hội Lập hiến chủ yếu dựa vào kinh nghiệm khi xây dựng nên một chính phủ mới. Họ nhớ lại nhiều sự “Lá cờ đại đoàn kết”, lần đầu tiên xuất hiện vào mùng 2 tháng 1 năm 1776, tại Cambridge, bang Massachusetts. Ở đó, những đội dân quân đã tập hợp dưới sự lãnh đạo của Tướng George Washington để thành lập lục quân. Ở trên, bức điêu khắc gỗ mô tả Quốc hội bang được tổ chức tại Jamestown, bang Virginia vào năm 1619, trong đó các thành viên hạ viện, hay “những người dân thành thị”, gặp gỡ với thống đốc và hội đồng. Quốc hội bang đã lập nên cơ quan lập pháp thuộc địa đầu tiên của thế giới mới. Bên trái, hình minh họa tờ công khố phiếu kho bạc năm 1775, trên đó kết hợp nguyên nhân của sự độc lập của nước Mỹ với Đại hiến chương Anh năm 1215. 14 kiện quan trọng trong quá trình phát triển của chính phủ hợp hiến. Trong đó có việc công nhận Magna Carta, văn kiện hiến pháp của Anh vào năm 1215 và cuộc họp của Đại hội Đại biểu Jamestown năm 1619. Một số thuộc địa cũng là những ví dụ về hình thức chính phủ hợp hiến. Các chính quyền thuộc địa tuy còn khiếm khuyết nhưng đã phát triển hơn các chính quyền khác cùng thời trong việc xây dựng quyền tự do theo luật.
Khoảng cùng thời gian với Chiến tranh Cách mạng, một số bang ở Mỹ đã thành lập chính phủ hợp hiến. Năm 1777, John Jay của bang New York đã giúp soạn thảo hiến pháp cho bang mình. John Adams của bang Massachusett s đã giúp soạn thảo Hiến pháp Massachusett s năm 1780. Các đại biểu dự Đại hội Lập hiến ở Philadelphia đã sử dụng nhiều ý tưởng và câu chữ trong các hiến pháp của những bang này và các bang khác
Các đại biểu cũng dựa vào những kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ: Benjamin Franklin đã đề xuất một kế hoạch tại Đại hội Albany năm 1754 để thống nhất các thuộc địa dưới một chính quyền trung ương. Washington nhớ lại những khó khăn của ông trong chiến tranh khi còn là Tổng Tư lệnh, ông đã phải làm việc với chính phủ Hợp bang yếu kém. Hầu hết tất cả các đại biểu dự Đại hội đã từng tham gia quân đội hay là cán bộ quản lý trong chính phủ. Các đại biểu thường bất đồng về chi tiết nhưng thống nhất muốn có chính phủ mới đủ mạnh để lãnh đạo đất nước, nhưng không quá mạnh để đe dọa đến những quyền tự do của các bang và người dân.
Các thỏa hiệp. Nhiệm vụ xây dựng một chính phủ mới không dễ hoàn thành. Sự tranh chấp giữa các đại biểu suýt phá vỡ Đại hội nhiều lần. Ví dụ, các đại biểu từ những bang lớn và đông dân hơn bất đồng với những đại biểu các bang nhỏ về sự đại diện trong cơ quan lập pháp quốc gia. Các bang lớn hơn ủng hộ Kế hoạch Virginia, theo đó số dân sẽ quyết định số đại diện của một bang được bầu vào cơ quan lập pháp. Các bang nhỏ hơn ủng hộ Kế hoạch New Jersey, trong đó đề xuất tất cả các bang sẽ có số đại diện ngang bằng nhau. Các đại biểu bang Connecticut đề xuất một thỏa hiệp giải quyết vấn đề này. Kế hoạch của họ đề nghị số đại diện ngang nhau trong Th ượng viện, cùng với số đại diện tương ứng với số dân trong Hạ viện. Đề xuất này được gọi là Thỏa hiệp Connecticut hay Đại thỏa hiệp.
Các thỏa hiệp cũng giải quyết các xung đột về vấn đề nô lệ. Đại biểu các bang miền Bắc muốn Quốc hội có quyền cấm buôn bán nô lệ nước ngoài và cuối cùng bãi bỏ chế độ nô lệ. Hầu hết các đại biểu miền Nam không muốn Quốc hội có quyền này. Một thỏa hiệp quyết định phải đến năm 1808 Quốc hội mới được phép kiểm soát buôn bán nô lệ nước ngoài. Một thỏa hiệp khác liên quan đến vấn đề đếm số nô lệ như thế nào trong việc xác định số nghị sĩ của một bang. Nô lệ không được coi là công dân, và vì vậy Đại hội đã nhất trí chỉ tính ba phần năm số nô lệ để làm căn cứ.
Các đại biểu nhất trí rằng mỗi bang nên tổ chức một đại hội đặc biệt để bàn và bỏ phiếu về Hiến pháp. Họ cũng quyết định rằng chừng nào có chín bang đã phê chuẩn (chấp thuận) Hiến pháp, thì Hiến pháp sẽ có hiệu lực và họ có thể bắt đầu tổ chức chính phủ mới của mình.
PHÊ CHUẨN HIẾN PHÁP
Chưa đầy ba tháng sau khi Hiến pháp được ký kết, Delaware trở thành bang đầu tiên phê chuẩn Hiến pháp vào ngày 7/12/1787. New Hampshire là bang thứ chín, và Hiến pháp có hiệu lực từ ngày 21/7/1788. Nhưng những Nhà Sáng lập không thể chắc chắn rằng Hiến pháp được chấp nhận rộng rãi cho đến khi những bang quan trọng là New York và Virginia phê chuẩn nó. Sự chống đối mạnh mẽ có tổ chức chống lại Hiến pháp đã hình thành ở hai bang này và các bang khác. Những người như Elbridge Gerry, Patrick Henry, Richard Henry Lee và George Mason đã lên tiếng phản đối việc phê chuẩn.
Những người chỉ trích phản đối việc không đưa Tuyên ngôn Nhân quyền vào Hiến pháp, Tổng thống có quá nhiều sự độc lập, và Th ượng viện quá nặng về tính quý tộc. Họ cũng cho rằng Quốc hội có quá nhiều quyền và chính quyền quốc gia có quá nhiều quyền lực. Những người ủng hộ Hiến pháp thì ủng hộ việc phê chuẩn. Họ được biết đến là những người theo Chủ nghĩa Liên bang. Những người chống đối họ được gọi là những người chống lại Chủ nghĩa Liên bang. Hai nhóm này khuếch trương đường lối của mình trên báo chí, bằng các cuốn sách nhỏ, và trong các cuộc tranh luận tại các hội nghị phê chuẩn. Các nhóm này phát triển thành những đảng phái chính trị đầu tiên ở Mỹ.
Virginia đã phê chuẩn Hiến pháp ngày 25/1/1788, và bang New York vào ngày 26/7. Đầu tháng 1/1789, tất cả các bang ngoại trừ New York (do không cử được đại cử tri trước thời hạn) đã phê chuẩn Hiến pháp đã chọn ra các đại cử tri bầu tổng thống trong cơ quan lập pháp của mình hoặc do người dân bỏ phiếu bầu trực tiếp. Ngày 4/2, các đại cử tri đã chọn George Washington là Tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Quốc hội đầu tiên theo Hiến pháp họp ở Th ành phố New York ngày 4/3. Washington nhậm chức ngày 30/4. Nhưng Bắc Carolina và Rhode Island chỉ phê chuẩn Hiến pháp và tham gia vào chính phủ mới khi Quốc hội đồng ý bổ sung Tuyên ngôn Nhân quyền.
TUYÊN NGÔN NHÂN QUYỀN
Những người theo chủ nghĩa Liên bang có lẽ chẳng bao giờ có được sự phê chuẩn ở một số bang quan trọng nếu như họ không cam kết bổ sung Tuyên ngôn Nhân quyền vào Hiến pháp. Hầu hết hiến pháp các bang được thông qua trong thời kỳ Cách mạng đều có một tuyên bố rõ ràng về quyền của người dân. Hầu hết người Mỹ tin rằng không hiến pháp nào có thể coi là hoàn chỉnh nếu không có một tuyên bố như thế. George Mason của bang Virginia chịu trách nhiệm soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền đầu tiên và nổi tiếng nhất của Mỹ, với tên gọi là Tuyên ngôn các quyền Công dân bang Virginia năm 1776. Ông và Patrick Henry có thể đã ngăn cản việc phê chuẩn Hiến pháp ở Virginia nếu như những người theo chủ nghĩa Liên bang không đồng ý với những yêu cầu sửa đổi của họ.
James Madison đã lãnh đạo Quốc hội mới đề xuất các điều bổ sung sửa đổi. Ông đề xuất 15 điều bổ sung sửa đổi, và Quốc hội đã chấp nhận 12 trong số đó để chuyển cho cơ quan lập pháp các bang phê chuẩn theo quy trình sửa đổi được đề ra trong Điều 5 của Hiến pháp. Đến ngày 15/12/1791, các cơ quan lập pháp cần thiết ở ba phần tư số bang đã phê chuẩn 10/12 điều bổ sung sửa đổi. Mười điều bổ sung sửa đổi này được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền. Một trong hai bản bị bác bỏ là về quy mô của Hạ viện. Sửa đổi này đòi thay đổi số đại diện từ không quá một đại diện cho 30.000 dân sang không quá một đại diện cho 50.000 dân. Sửa đổi bị bác bỏ còn lại quy định Quốc hội không thể thay đổi lương của các nghị sĩ cho đến sau khi tổ chức bầu cử các đại diện. Sửa đổi này được phê chuẩn 202 năm sau đó và trở thành Điều bổ sung sửa đổi thứ 27
Những người chống lại Chủ nghĩa Liên bang chấp nhận thất bại khi Hiến pháp được thông qua, và sau đó họ chủ trương giành quyền lực theo những quy định của Hiến pháp. Những hành động của họ tạo nên một đặc thù chưa bao giờ thay đổi trong chính trị Mỹ. Người Mỹ đôi khi cảm thấy bất mãn với chính sách và hành động của những người cầm quyền. Nhưng hầu như không có người Mỹ nào lên án hệ thống hiến pháp hay cảm thấy rằng một Đại hội Lập hiến thứ hai có lẽ sẽ tạo nên một hiến pháp tốt hơn
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP
James Madison tuyên bố “khi xây dựng một hệ thống mà chúng ta mong muốn sẽ tồn tại trong một thời gian dài, chúng ta không nên bỏ qua những thay đổi trong khoảng thời gian đó”. Hiến pháp được xây dựng để phục vụ lợi ích của người dân, dù giàu hay nghèo, người miền Bắc hay miền Nam, nông dân, công nhân và doanh nhân. Trong suốt nhiều năm, Hiến pháp đã được vận dụng đáp ứng những nhu cầu thay đổi của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Các đại biểu dự Đại hội Lập hiến tin tưởng mạnh mẽ vào sự lãnh đạo của đa số, nhưng họ muốn bảo vệ các nhóm thiểu số chống lại bất kỳ sự bất công nào của đa số. Họ đã đạt được mục đích này thông qua việc phân chia và cân bằng quyền lực của chính phủ quốc gia.
Những mục tiêu cơ bản khác của hiến pháp còn có sự tôn trọng quyền của cá nhân và các bang, nhân dân cầm quyền, sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước, và vị thế tối cao của chính phủ quốc gia. Hiến pháp đã được sửa đổi 27 lần, trong đó có Tuyên ngôn Nhân quyền. Các điều bổ sung sửa đổi có thể được đề xuất bởi hai phần ba thành viên trong mỗi viện hay bởi một đại hội toàn quốc do Quốc hội triệu tập theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp của hai phần ba số bang. Một Điều bổ sung sửa đổi trở thành bộ phận của Hiến pháp sau khi được phê chuẩn hoặc bởi cơ quan lập pháp của ba phần tư số bang hoặc bởi các đại hội ở ba phần tư số bang. Quốc hội quyết định nên sử dụng hình thức phê chuẩn nào và thời gian các bang phải xem xét mỗi Điều bổ sung sửa đổi. Trong nhiều trường hợp, Quốc hội chọn thời hạn bảy năm để xem xét một Điều bổ sung sửa đổi. Các đại biểu dự Đại hội Lập hiến biết rằng họ không thể soạn thảo luật cho mọi khả năng tình huống. Do đó, họ trao cho Quốc hội quyền thông qua tất cả các luật “cần thiết và hợp lý” để thực hiện các quyền lực Hiến pháp trao cho Tổng thống, Quốc hội, và các tòa án liên bang. Quốc hội đã thông qua luật thành lập những tổ chức hành chính như Cục Hàng không Liên bang và Cục Bưu điện. Quốc hội cũng đã thông qua luật điều tiết thương mại liên bang, qua đó kiểm soát nhiều khía cạnh của nền kinh tế Mỹ.
PHÁN QUYẾT CỦA TÒA ÁN.
Thẩm phán liên bang và bang áp dụng Hiến pháp trong nhiều vụ án. Tòa án Tối cao có quyền lực cuối cùng trong việc diễn đạt ý nghĩa của Hiến pháp trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Tòa án có quyền xem xét lại về pháp lý – tức là họ có thể tuyên bố một bộ luật là bất hợp hiến. Tòa án Tối cao có quyền này do phán quyết của Chánh án John Marshall trong vụ Marbury kiện Madison năm 1803. Kể từ đó, tòa án đã phán quyết hơn 100 bộ luật liên bang và hàng trăm bộ luật bang là bất hợp hiến.
HÀNH ĐỘNG CỦA TỔNG THỐNG
Những Tổng thống mạnh đã sử dụng quyền lực của mình để mở rộng những ngôn từ đơn giản trong Điều 2 của Hiến pháp thành nguồn quyền lực mạnh mẽ của tổng thống. Những Tổng thống mạnh như vậy có George Washington, Th omas Jeff erson, Andrew Jackson, Abraham Lincoln, Th eodore Roosevelt, Woodrow Wilson, Franklin D.Roosevelt, và George W. Bush. Ví dụ, Washington đã biến Tổng thống trở thành nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực đối ngoại. Lincoln đã sử dụng những quyền trong điều này để giải phóng nô lệ nổi loạn ở các bang miền Nam trong cuộc Nội chiến (1861-1865). Tập quán đã làm cho Hiến pháp trở nên linh hoạt và đã tăng thêm quyền của chính phủ quốc gia. Ví dụ, nội các của Tổng thống đã phát triển từ những nội dung trong Điều 2 cho phép người đứng đầu “yêu cầu đóng góp ý kiến bằng văn bản của cán bộ phụ trách từng bộ phận điều hành, về bất kỳ chủ đề nào liên quan đến nhiệm vụ của từng bộ phận đó”.
HÀNH ĐỘNG CỦA BANG VÀ ĐẢNG PHÁI

Hiến pháp quy định về một phương thức chung để bầu cử Tổng thống. Hiến pháp không đề cập tới các đảng phái chính trị. Nhưng luật của các bang và hoạt động của các đảng phái chính trị đã làm thay đổi hệ thống bầu cử trong hiến pháp thành những chiến dịch vận động và những cuộc bầu cử thú vị diễn ra ngày nay. Hiến pháp đã tiếp tục phát triển đáp ứng những yêu cầu của một xã hội ngày càng phát triển thông qua tất cả những phương thức trên. Nhưng tinh thần và nội dung của Hiến pháp vẫn nhất quán. Con người mỗi thế hệ đã vận dụng các điều khoản của Hiến pháp để giải quyết các vấn đề của mình theo những cách có vẻ là hợp lý đối với họ. Chính khách người Anh William E. Gladstone đã mô tả Hiến pháp là “tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất định bởi trí óc và vì mục đích của con người”. Trong một thế giới đổi thay và tranh đấu, nhân dân Mỹ không có tài sản nào quý giá hơn văn kiện vĩ đại này. Toàn văn Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, kèm theo chú giải được trình bày trong những trang tiếp theo. Sau toàn văn là phần giải thích.

SHARE THIS

Author:

Previous Post
Next Post