HIẾN PHÁP LIÊN BANG NGA 1993
CHƯƠNG IX
CÁC TU CHÍNH ÁN VÀ VIỆC SỬA ĐỔI
HIẾN PHÁP
Điều 134
Quyền kiến nghị bổ sung, sửa đổi Hiến pháp
Liên bang Nga thuộc về Tổng thống Liên bang Nga, Hội đồng Liên bang, Đuma Quốc
gia, Chính phủ Liên bang Nga, các cơ quan lập pháp (đại diện) của các chủ thể
Liên bang Nga, cũng như ít nhất một phần năm tổng số thành viên Hội đồng Liên
bang hoặc một phần năm tổng số đại biểu Đuma Quốc gia.
Điều 135
1. Các quy định tại các Chương 1, 2, 9 của
Hiến pháp Liên bang Nga không thể sửa đổi bởi Quốc hội Liên bang.
2. Nếu kiến nghị về việc sửa đổi các quy định
tại các Chương 1, 2, 9 của Hiến pháp Liên bang Nga được ba phần năm tổng số
thành viên Hội đồng Liên bang và tổng số đại biểu Đu ma quốc gia ủng hộ, Hội
nghị Lập hiến được triệu tập theo quy định của đạo luật hiến pháp liên bang.
3. Hội nghị Lập hiến hoặc quyết định không sửa
đổi Hiến pháp Liên bang Nga, hoặc soạn thảo bản Hiến pháp mới của Liên bang
Nga. Hội nghị Lập hiến thông qua dự thảo bởi hai phần ba tổng số phiếu hoặc
quyết định trưng cầu phúc quyết toàn dân. Trong trường hợp phúc quyết toàn dân,
Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua khi có hơn một nửa tổng số cử tri tham
gia bỏ phiếu tán thành, với điều kiện phải có hơn một nửa tổng số cử tri tham
gia phúc quyết.
Điều 136
Các tu chính án đối với các chương từ 3-8 của
Hiến pháp Liên bang Nga được thông qua theo trình tự thông qua một đạo luật
hiến pháp liên bang, và có hiệu lực sau khi nhận được sự tán thành của các cơ
quan lập pháp của ít nhất hai phần ba tổng số các chủ thể Liên bang Nga.
Điều 137
1. Những sửa đổi của Điều 65 Hiến pháp Liên
bang Nga quy định thành phần của Liên bang Nga được tiến hành theo trên cơ sở
đạo luật hiến pháp liên bang về việc tiếp nhận, thành lập chủ thể mới của Liên
bang Nga, về việc thay đổi địa vị pháp lý – hiến pháp của chủ thể Liên bang
Nga.
2. Trong trường hợp thay đổi tên gọi của các
chủ thể Liên bang Nga, tên gọi mới phải được đưa vào Điều 65 Hiến pháp Liên
bang Nga.