HIẾN PHÁP ĐẠI HÀN DÂN QUỐC NGÀY 17-07-1948 (HIẾN PHÁP SỐ 01) - CHƯƠNG I ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN

HIẾN PHÁP ĐẠI HÀN DÂN QUỐC NGÀY 17-07-1948 (HIẾN PHÁP SỐ 01) - CHƯƠNG I ĐIỀU KHOẢN CƠ BẢN

Điều 1 
Hàn Quốc là một nước cộng hòa dân chủ.
Điều 2 
Chủ quyền Quốc gia thuộc về Nhân dân Hàn Quốc, chính quyền Hàn Quốc bắt nguồn từ Nhân dân.
Điều 3 
Yêu cầu về công dân Đại Hàn Dân Quốc sẽ do Luật định.
Điều 4:
Lãnh thổ Đại Hàn Dân Quốc bao gồm toàn bộ bán đảo Triều Tiên và các đảo lân cận.
Điều 5 
Đại Hàn Dân Quốc tôn trọng mạnh mẽ vào quyền tự do, bình đẳng, và sự sáng tạo trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hôi, văn hóa, và có nhiệm vụ điều chỉnh điều đó để cải thiện phúc lợi xã hội.
Điều 6
Đại Hàn Dân Quốc phủ nhận mọi cuộc chiến tranh xâm lược. Lực lượng vũ trang có bổn phận thực hiện nhiệm vụ và trọng trách  bảo vệ an ninh quốc gia.
Điều 7
Các điều ước Quốc tế được ký kết và thông qua phù hợp với Hiến pháp được sử dụng như là các điều Luật trong nước. Người ngoại quốc sẽ được đảm bảo quyền của họ phù hợp theo các điều ước Quốc tế.


Luật Cơ Bản Cộng Hòa Liên Bang Đức - Chương X.a - Tình Trạng Phòng Thủ

Luật Cơ Bản Cộng Hòa Liên Bang Đức - Chương X.a - Tình Trạng Phòng Thủ

Xa. TÌNH TRẠNG PHÒNG THỦ

Điều 115a [Tuyên bố tình trạng phòng thủ]
(1) Bất kỳ việc xác định rằng lãnh thổ liên bang đang bị tấn công hoặc sắp xảy cuộc tấn công bởi lực lượng vũ trang (tình trạng phòng thủ) sẽ được đưa ra bởi Hạ viện với sự tán thành của Thượng viện. Việc xác định như vậy được thực hiện theo đề nghị của Chính phủ Liên bang và yêu cầu 2/3 số phiếu tán thành, với sự có mặt của đa số các thành viên của Hạ viện.
(2) Nếu tình trạng bắt buộc phải cần có hành động ngay lập tức, và nếu những trở ngại không thể vượt qua ngăn cản việc triệu tập kịp thời Hạ viện hoặc Hạ viện không thể tập hợp đại biểu, Ủy ban Hỗn hợp sẽ thực hiện việc xác định này bởi 2/3 số phiếu tán thành, với sự có mặt của đa số các thành viên.
(3) Việc xác định được ban hành bởi Tổng thống Liên bang trong luật Công báo liên bang theo Điều 82. Nếu điều này không thể được thực hiện đúng thời hạn, việc ban hành có được thực hiện theo cách khác; việc xác định được in trong Công báo Luật Liên bang ngay sau khi hoàn cảnh cho phép.
(4) Nếu lãnh thổ liên bang bị tấn công bởi lực lượng vũ trang, và nếu cơ quan có thẩm quyền liên bang không kịp ngay lập tức thực hiện việc xác định tình trạng được quy định trong câu đầu tiên của khoản (1)   Điều này, việc xác định được coi là đã được thực hiện và ban hành tại thời điểm cuộc tấn công bắt đầu. Tổng thống Liên bang công bố thời gian đó ngay sau khi hoàn cảnh cho phép.
(5) Nếu việc xác định tình trạng phòng thủ đã được ban hành, và  nếu lãnh thổ liên bang đang bị tấn công bởi lực lượng vũ trang, Tổng thống Liên bang, với sự tán thành của Hạ viện, có  thể  ban  hành  những tuyên bố theo quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến sự hiện diện tình trạng phòng thủ. Theo những điều kiện được quy định   tại khoản (2) của Điều này, Ủy ban Hỗn hợp sẽ hoạt động ở vị trí của  Hạ viện.
Điều 115b [Quyền chỉ huy của Thủ tướng Liên bang]
Sau khi có việc ban bố tình trạng phòng thủ, quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang được trao cho Thủ tướng Liên bang.
 Điều 115c [Việc mở rộng các quyền lập pháp của Liên bang]
(1) Liên bang có quyền lập pháp song trùng về tình trạng phòng thủ, ngay cả đối với các vấn đề thuộc quyền lập pháp của các Bang. Các luật như vậy phải có sự tán thành của Thượng viện.
(2) Theo nhu cầu của tình trạng phòng thủ, một luật liên bang về tình trạng phòng thủ có thể:
1. Đề ra những quy định tạm thời liên quan đến việc bồi thường trong trường hợp tước quyền sở hữu ngoài những trường hợp nêu tại câu thứ hai của khoản (3) Điều 14;
2. Thiết lập một thời hạn tước quyền tự do khác với quy định tại câu thứ ba của khoản (2) và câu thứ nhất của khoản (3) Điều 104, nhưng không quá 4 ngày, đối với các trường hợp mà thẩm phán không thể làm việc trong thời hạn thường áp dụng.
(3) Theo nhu cầu nhằm đẩy lùi một cuộc tấn công đang tồn tại hoặc sắp xảy ra, một luật liên bang về tình trạng phòng thủ có thể, với sự tán thành của Thượng viện, điều chỉnh việc quản trị và tài chính của Liên bang và các bang mà không theo tiêu đề VIII, VIIIa và X của Luật Cơ bản này, miễn là bảo đảm khả năng duy trì của các Bang, cộng đồng và hiệp hội cộng đồng, đặc biệt là liên quan đến vấn đề tài  chính.
(4) Các luật liên bang được ban hành theo khoản (1) hoặc đoạn 1 của khoản (2) Điều này có thể, nhằm chuẩn bị cho việc thi hành chúng, được áp dụng ngay trước khi tình trạng phòng thủ xuất hiện.
Điều 115d [Dự luật khẩn cấp]
(1) Trong thời gian tình trạng phòng thủ, hoạt động lập pháp liên bang được điều chỉnh bởi các quy định của khoản (2) và (3) Điều này  mà không liên quan đến các quy định của khoản (2) Điều 76, câu thứ hai của khoản (1), các khoản từ (2) đến (4) Điều 77, Điều 78 và khoản (1) Điều 82.
(2) Dự luật Chính phủ Liên bang mà Chính phủ coi là khẩn cấp được chuyển đến Thượng viện vào cùng thời điểm chúng được đệ trình tới Hạ viện. Hạ viện và Thượng viện sẽ nhanh chóng thảo luận về dự án luật này trong phiên họp chung. Khi sự tán thành của Thượng viện là cần thiết cho bất kỳ dự luật nào để trở thành luật, cần có sự chấp thuận của đa số phiếu. Các chi tiết được quy định bởi các quy tắc thủ tục được thông qua bởi Hạ viện và được sự tán thành của Thượng viện.
(3) Câu thứ hai của khoản (3) Điều 115a được áp dụng đối với việc ban hành các luật đó với những điều chỉnh.
Điều 115e [Ủy ban Hỗn hợp]
(1) Nếu, trong thời gian tình trạng phòng thủ, Ủy ban Hỗn hợp bằng 2/3 số phiếu, với sự có mặt của đa số thành viên, xác định rằng những trở ngại không vượt qua được ngăn cản việc triệu tập kịp thời của Hạ viện hoặc Thượng viện không thể triệu tập các đại biểu, Ủy ban hỗn  hợp sẽ giữ vị trí của cả Hạ viện và Thượng viện và thực thi quyền hạn như một cơ quan đơn nhất.
(2) Luật Cơ bản này không thể được sửa đổi hay bổ sung hoặc đình chỉ toàn bộ hoặc một phần bởi luật được ban hành bởi Ủy ban Hỗn  hợp. Ủy ban Hỗn hợp không có quyền hạn ban hành pháp luật theo  câu thứ hai của khoản (1) Điều 23, khoản (1) Điều 24, hoặc Điều 29.
Điều 115f [Sử dụng Cảnh sát Biên giới Liên bang - Mở rộng quyền hướng dẫn]
(1) Trong thời gian tình trạng phòng thủ, Chính phủ Liên bang, theo yêu cầu của hoàn cảnh, có thể:
1. Sử dụng Cảnh sát Biên giới Liên bang trên toàn lãnh thổ liên bang;
2. Ban hành những hướng dẫn không chỉ cho cơ quan hành chính liên bang mà còn cho cả chính phủ Bang, nếu xét thấy các vấn đề khẩn cấp, cho các cơ quan của Bang, và có thể ủy thác quyền hạn này cho các thành viên của chính phủ Bang được chỉ định bởi nó.
(2) Hạ viện, Thượng viện và Ủy ban Hỗn  hợp  phải được thông báo không chậm trễ các biện pháp thực hiện phù hợp với khoản (1) Điều này.
 Điều 115g [Tòa án Hiến pháp Liên bang]
Địa vị hiến định cũng như việc thực hiện những chức năng hiến định của Tòa án Hiến pháp Liên bang hoặc thẩm phán của Tòa không thể bị thay đổi. Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang có thể được sửa đổi bởi luật được ban hành bởi Ủy ban Hỗn hợp chỉ trong giới hạn Tòa án   Hiến pháp liên bang đồng ý là cần thiết để đảm bảo việc nó có thể tiếp tục thực hiện các chức năng của mình. Trong khi chờ ban hành pháp luật, Tòa án Hiến pháp Liên bang có thể có những biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu này. Các quyết định bởi Tòa án Hiến pháp liên bang tuân theo câu thứ hai và câu thứ ba của Điều này được thực hiện bởi đa số các thẩm phán có mặt.
Điều 115h [Hết hạn nhiệm kỳ]
(1) Bất kỳ nhiệm kỳ bầu cử của Hạ viện hoặc nghị viện Bang nào hết hạn trong thời gian tình trạng phòng thủ sẽ kết thúc vào 6 tháng sau khi chấm dứt tình trạng phòng thủ. Nhiệm kỳ của Tổng thống Liên bang hết hạn trong thời gian tình trạng phòng thủ và việc thực thi chức năng Tổng thống bởi Chủ tịch Thượng viện khi ghế Tổng thống trống   sẽ kết thúc vào 9 tháng sau khi kết thúc tình trạng phòng thủ. Nhiệm  kỳ thành viên của Tòa án Hiến pháp Liên bang hết hạn trong thời gian tình trạng phòng thủ sẽ kết thúc vào 6 tháng sau khi kết thúc tình trạng phòng thủ.
(2) Ủy ban hỗn hợp, khi cần phải bầu ra một Thủ tướng Liên bang mới, sẽ thực hiện bằng việc bỏ phiếu đa số thành viên. Tổng thống Liên bang sẽ đề xuất một ứng cử viên cho Ủy ban Hỗn hợp. Ủy ban Hỗn hợp có thể bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Liên bang bằng cách bầu một người kế nhiệm bởi đa số 2/3 thành viên.
(3) Hạ viện không bị giải thể trong khi đang tồn tại tình trạng phòng thủ.
 Điều 115i [Quyền của chính quyền Bang]
(1) Nếu các cơ quan liên bang có thẩm quyền không có khả năng đưa ra các biện pháp cần thiết để ngăn chặn mối nguy hiểm, và nếu tình hình bắt buộc phải cần ngay lập tức hành động độc lập ở những khu   vực nhất định của lãnh thổ liên bang, chính phủ bang hoặc cơ quan có thẩm quyền hoặc đại diện được ủy quyền, trong phạm vi thẩm quyền, thực hiện các biện pháp quy định tại khoản (1) Điều 115f.
(2) Bất kỳ biện pháp nào được thực hiện phù hợp với khoản (1) Điều này có thể bị hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi Chính phủ Liên bang, hoặc, khi liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền của Bang và các cơ quan có thẩm quyền liên bang cấp dưới, bởi Bộ trưởng – Thống đốc các Bang.
Điều 115k [Phân loại và thời hạn của các điều khoản khẩn cấp]
(1) Các luật được ban hành phù hợp với điều 115c, 115e và 115g, cũng như các văn bản quy phạm hướng dẫn được ban hành trên cơ sở những luật đó, đình chỉ áp dụng luật không tương thích miễn là chúng đang   có hiệu lực. Quy định này không áp dụng đối với luật được ban hành sớm hơn theo Điều 115c, 115e hoặc 115g.
(2) Các luật được thông qua bởi Ủy ban Hỗn hợp, cũng như các văn bản quy phạm hướng dẫn đã được ban hành trên cơ sở những luật đó, hết hiệu lực không muộn hơn 6 tháng sau khi kết thúc tình  trạng phòng thủ.
(3 Các luật chứa đựng những quy định bất đồng với các điều 91A, 91B, 104a, 106 và 107 không được áp dụng quá thời điểm kết thúc của năm tài chính thứ hai tiếp sau khi kết thúc tình trạng phòng thủ. Sau khi kết thúc như vậy, chúng có thể, với sự tán thành của Thượng viện, được sửa đổi bởi một luật liên bang để trở lại với các quy định của Tiêu đề VIIIa và X.
Điều 115l [Bãi bỏ biện pháp khẩn cấp - hòa ước]
(1) Hạ viện, với sự tán thành của Thượng viện, có thể bãi bỏ vào bất kỳ thời điểm nào các luật được ban hành bởi Ủy ban Hỗn hợp.   Thượng viện có thể yêu cầu Hạ viện đưa ra một quyết định về vấn đề này. Bất    kỳ biện pháp nào được thực hiện bởi Ủy ban Hỗn hợp hoặc Chính phủ Liên bang để ngăn chặn một mối nguy hiểm phải được huỷ bỏ nếu Hạ viện và Thượng viện cùng quyết định như vậy.
(2) Hạ viện, với sự tán thành của Thượng viện, có thể bất cứ lúc nào, bằng một quyết định được ban hành bởi Tổng thống Liên bang, tuyên bố tình trạng phòng thủ kết thúc. Thượng viện có thể yêu cầu Hạ viện đưa ra một quyết định về vấn đề này. Tình trạng phòng thủ phải được tuyên bố kết thúc không chậm trễ nếu các điều kiện để xác định nó không còn tồn tại.
Việc ký kết hòa ước được quy định bởi một luật liên bang